Lemon8 Загрузчик видео

Самый простой способ скачать видео и галерею из приложения Lemon8

5 ĐIỀU MÌNH ƯỚC ĐÃ BIẾT SỚM HƠN TRƯỚC KHI VÀO ĐH

5 ĐIỀU MÌNH ƯỚC ĐÃ BIẾT SỚM HƠN TRƯỚC KHI VÀO ĐH

Компьютер: щелкните правой кнопкой мыши и выберите "Сохранить ссылку как..." для загрузки.

PHOTOS
5 ĐIỀU MÌNH ƯỚC ĐÃ BIẾT SỚM HƠN TRƯỚC KHI VÀO ĐH JPEG Скачать
5 ĐIỀU MÌNH ƯỚC ĐÃ BIẾT SỚM HƠN TRƯỚC KHI VÀO ĐH JPEG Скачать
5 ĐIỀU MÌNH ƯỚC ĐÃ BIẾT SỚM HƠN TRƯỚC KHI VÀO ĐH JPEG Скачать
5 ĐIỀU MÌNH ƯỚC ĐÃ BIẾT SỚM HƠN TRƯỚC KHI VÀO ĐH JPEG Скачать
5 ĐIỀU MÌNH ƯỚC ĐÃ BIẾT SỚM HƠN TRƯỚC KHI VÀO ĐH JPEG Скачать
5 ĐIỀU MÌNH ƯỚC ĐÃ BIẾT SỚM HƠN TRƯỚC KHI VÀO ĐH JPEG Скачать
5 ĐIỀU MÌNH ƯỚC ĐÃ BIẾT SỚM HƠN TRƯỚC KHI VÀO ĐH JPEG Скачать

1. Tiếng Anh thực sự rất quan trọng

Đây chính là sai lầm đầu tiên của mình khi lên Đại học. Xuất phát điểm học TA cấp 3 không quá tệ nên mình đã chủ quan không duy trì học TA đều đặn.

Và mình nhận ra là TA ở Đại học cần nhiều hơn những gì đang có, đặc biệt là kỹ năng nghe - nói - viết (3 kỹ năng mà cấp 3 mình không được tiếp xúc nhiều) + kỹ năng đọc hiểu tài liệu TA chuyên ngành (siêu nhiều từ TA mới luôn).

=> Hãy học TA sớm nhất có thể để không bị chật vật khi học các môn Tiếng Anh 1,2,3 & các môn chuyên ngành nữa nha.

Nếu có thể các bạn hãy lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEIC, … để đổi lấy điểm học phần các môn Tiếng Anh 1,2,3 thì sẽ có lợi cho GPA hơn rất nhiều nè. Mình hơi tiếc chưa có bằng IELTS từ năm nhất nên không đổi được điểm các môn đó, tuy nhiên mình vẫn học vì còn để đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh của trường & bỏ vào CV tìm việc nữa. Nói chung trước sau gì mn cũng phải học thuiiii

Còn từ vựng TA chuyên ngành thì bắt buộc phải học dần dần qua các môn thui nha. Như ở trên trường mình cũng có vài môn chuyên ngành học bằng Tiếng Anh, hoặc các môn Tiếng Việt đi chăng nữa thì các cô cũng hay nói kèm luôn thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành cho bọn mình làm quen dần lắm. Mình cứ note lại rùi gặp quài là nhớ á.

2. Học đại học - nơi kỹ năng tự học lên ngôi

Thực sự ở Đại học, nếu bạn không chủ động tự học, tự kỷ luật, tự tạo deadlines cho bản thân thì rất khó học hiệu quả hay xa hơn là săn học bổng.

Ở cấp 3, các thầy cô có thể sát sao việc học: kiểm tra sách vở, rồi báo phụ huynh nhắc nhở bạn học hành chú tâm hơn ...

Nhưng ở Đại học, các thầy cô chỉ lên lớp giảng bài để giúp các bạn định hướng được các nghiên cứu môn học đúng cách thôi. Còn lại về nhà vẫn phải tự học = cách đọc thêm giáo trình, luyện bài tập rất nhiều nếu muốn có mức điểm cao 9-10 được.

Nếu các bạn không tin thì cứ hỏi các bạn đạt học bổng thời gian họ tự học thêm ở nhà là bao nhiêu là biết liền á. Mình tin là họ cũng phải dành kha khá thời gian để xem lại bài ở nhà đó, trừ khi bạn là thần đồng ghi nhớ bài chỉ bằng việc đọc sách hoặc nghe giảng thui =)))

Cơ bản thì ban ngày mình sẽ đi học rải rác các ca trong ngày, còn cố định các buổi tối mình sẽ dành thời gian để xem lại sách vở các môn nè. Cuối tuần thì mình vẫn đi chơi, vẫn nghỉ ngơi nhưng vẫn xen 1 chút xem lại bài nữa, vì nhìu khi trong tuần mình chưa ôn hết được, hoặc cần chạy deadline bài tập nhóm các thứ nữa nè.

3. Word, Powerpoint, Gg docs, Gg sheet - bộ tứ thống trị bài tập nhóm

Lên Đại học làm bài tập nhóm như cơm bữa vì môn nào cũng có luôn. Đương nhiên bạn sẽ cần dùng đến các công cụ khác nhau để hỗ trợ làm bài, và mình thấy phổ biến nhất là 4 công cụ trên.

Nếu không muốn bị teammate “xa lánh” vì không biết cách làm việc nhóm thì tốt nhất các bạn nên học cách dùng các công cụ trên ở mức cơ bản đi nha. Bản thân mình cũng tự mày mò học thôi, làm nhiều thì cũng biết dùng chút chút cơ bản, hoặc giờ nguồn học trên mạng cũng nhiều lắm, quan trọng các bạn có học không thôi.

=> Tối thiểu các bạn nên biết cách chỉnh sửa tiểu luận trên Word, thiết kế slide PowerPoint cơ bản, biết dùng GG docs & sheet để dễ dàng trao đổi file online thì làm việc nhóm sẽ suôn sẻ hơn nhiều đó.

04. Sắp xếp thời gian khoa học - hoặc đánh đổi bằng sức khỏe

Sinh viên ai cũng muốn phát triển bản thân để có thêm kĩ năng bỏ vào CV. Vậy nên bọn mình lao đầu vào đủ mọi hoạt động CLB, dự án, đi làm thêm, ... nhưng vẫn phải đảm bảo việc học trên trường, ôn thi, làm bài tập lớn, ...

=> Nếu không tập thói quen lên kế hoạch thì rất khó kiểm soát được lượng công việc, có thể quên, chậm trễ deadlines ...

=> Lên kế hoạch cũng cần có kĩ năng, cần tìm hiểu các quy tắc quản lý thời gian sao cho hiệu quả đó nha. (Mình sẽ chia sẻ nhiều hơn trên kênh sau nhé).

Bản thân mình quen dùng Notion để lên kế hoạch rùi, 1 phần là đỡ phải viết tay rồi vẽ vời trang trí sổ, 1 phần là mở được điện thoại check mọi lúc mọi nơi nên cũng khá tiện nên các bạn có thể tham khảo app này nha.

5. Quản lý chi tiêu - sinh viên và những lần vung tay quá trán

Nhiều bạn đầu tháng bố mẹ gửi tiền lên nhưng cuối tháng là thấy alo đứa bạn hỏi xem nhà còn mì tôm không rồi =)))

Ngoài tiền trọ, tiền ăn, tiền điện nước, tiền học, ... hàng tháng thì sinh viên cũng cần tham gia các hoạt động của CLB, hoặc đi chơi với bạn bè để duy trì mối quan hệ, ... Vậy nên không thể nào tránh những lần cần chi tiêu được.

=> Lời khuyên là hãy ghi chép lại chi tiêu của bản thân để cuối tháng review lại và có sự thay đổi cho tháng sau nha.

Không phải mình nghiện Notion đâu nhưng mình cũng ghi chép chi tiêu bằng Notion luôn. Cơ bản là tại mình vô tình kiếm được 1 chiếc template khá dễ dùng và phù hợp với chi tiêu hàng ngày của mình nên cũng dùng luôn.

Nhưng các bạn có thể ghi bằng sổ tay hoặc mấy app ghi chép chi tiêu cũng được, nhưng mình thấy mấy app đó hơi khó dùng với lích kích nên không dùng á =)))) Tùy nhu cầu mn thì cứ chọn cách ghi chép phù hợp với bản thân thui nhen.

-----------------------------------------

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì đừng quên follow @hgiang.study để biết cách học tập hiệu quả nhé 🌷

#learnonlemon8 #studywithme #studymotivation #studygram #studytips #study #hgiangstudy