Lemon8 Video Downloader

The easiest way to download video and gallery from Lemon8 app

Từ

Từ "taowork" tới teamwork, mình đã làm ra sao? ✨P2

Desktop: Right-Click and select "Save link as..." to download.

PHOTOS
Từ JPEG Download
Từ JPEG Download
Từ JPEG Download
Từ JPEG Download
Từ JPEG Download

Tiếp tục với series về hoạt động nhóm, bài viết này là phần tiếp của bài các mẹo để làm việc nhóm hiệu quả, các cậu cùng đón đọc nhé!

4. Điều hành nhóm

Đây chính xác là vai trò của người nhóm trưởng, làm thế nào để một cá nhân điều hành một nhóm một cách hiệu quả? Có nhiều phong cách điều hành nhóm, tuy nhiên theo mình thấy tất cả đều dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và quan trọng là nhóm trưởng phải thể hiện được quyền lực, sự phối hợp và khả năng cổ vũ, khích lệ nhóm.

- Người nhóm trưởng thể hiện uy quyền, quyết đoán khi sẵn sàng đưa ra quyết định, yêu cầu với các thành viên khi nhóm gặp phải khủng hoảng mà mỗi người một ý. Nhóm trưởng phải yêu cầu cá nhân làm dù không có thể người đó không thích

- Sau những xung đột, nhóm trưởng sẽ cùng trò chuyện, phân tích thiệt hơn và chỉ ra các bài học cho cả nhóm cũng như từng người, giữ thái độ công bằng, nghiêm túc với tất cả thành viên, từ đó giúp cả nhóm thêm gắn bó chặt chẽ và hiểu nhau hơn.

- Người lãnh đạo cũng phải tạo ra một môi trường thoải mái để các cá nhân đưa ra ý kiến, suy nghĩ: mỗi cuộc họp mặt, nhóm trưởng sẽ khuyến khích từng thành viên nói lên suy nghĩ hay khó khăn bản thân gặp phải để cùng nhau khắc phục và giải quyết.

- Dám chịu trách nhiệm: khi bị phê bình, nhóm trưởng sẽ thay mặt cả nhóm đứng ra nhận trách nhiệm, trả lời, phản bác, phân tích chứ không trốn tránh, sợ hãi.

Mình từng là một nhóm trưởng thiếu quyết đoán, không kiên quyết với suy nghĩ và mục tiêu dẫn đến kết quả rất kém. Sự thất bại đó dạy cho mình bài học về tầm quan trọng của kỹ năng điều hành. Mình nhận ra điều hành không chỉ là chỉ đạo mà còn nhiều hơn thế nữa.

5. Giải quyết xung đột

Xung đột luôn có khả năng xảy ra trong làm việc nhóm, vậy khi có xung đột phải giải quyết ra sao? Sau nhiều lần làm việc nhóm, mình đã rút ra 4 bước quan trọng cần có như sau:

- Nhìn nhận xung đột khách quan và chấp nhận bất đồng ý kiến: chúng mình không phủ định mâu thuẫn và tách nó ra khỏi mối quan hệ giữa các thành viên với nhau để cùng tranh luận. Mình vẫn sẽ tranh luận nhưng chỉ về xung đột chứ không nói xấu, chê bai hay thậm chí muốn chấm dứt quan hệ với nhau

- Thứ hai, nhóm sẽ mở cuộc trao đổi. Mình sẽ thẳng thắn trao đổi suy nghĩ, quan điểm của bản thân rồi lắng nghe các thành viên khác. Mình thấy ở bước này khó nhất là lắng nghe và chấp nhận thay đổi quan điểm của bản thân nếu nó chưa thực sự đúng đắn. Nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm duy trì tình hình và ngăn sự tranh cãi trực tiếp khi một thành viên đang nêu quan điểm

- Bước đột phá tiếp theo là đặt bản thân vào hoàn cảnh của người mình có xung đột, lúc này chúng mình sẽ dành 10 -15 phút để suy nghĩ và tìm ra lí do họ có suy nghĩ/ ý kiến khác biệt, hoàn cảnh của họ, phương châm sống, mục đích ngoài lề,... Từ đó nghĩ ra biện pháp giải quyết tình hình mình thấy phù hợp.

- Cuối cùng là cả nhóm quay lại thảo luận và tìm hướng đi có lợi cho đôi bên, mỗi bên nêu lên giải pháp của mình, cùng nhau tìm ra nguyên nhân mấu chốt và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Việc này mình từng trải qua nên biết là rất khó, đôi khi mình có thể phải chịu thiệt một chút để giải quyết xung đột hoàn toàn. Bên cạnh đó, không chỉ các cá nhân có mâu thuẫn mà các thành viên khác và nhóm trưởng cũng cần có ý kiến mang tính công bằng và linh hoạt để nhanh chóng giải quyết xung đột.

6. Đánh giá kết quả hoạt động

Sau mỗi một giai đoạn, nhóm cần có những đánh giá hoạt động, vừa để điều chỉnh những sai lệch vừa phát huy những thành quả đang có. Một số tiêu chí nhóm mình thường xem xét đánh giá như sau:

- Thông tin, nội dung cần có đã đầy đủ và các thành viên đã nắm được hết chưa?

- Phương pháp truyền thông trong nhóm, sự giao tiếp trong nhóm

- Mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, với nhóm trưởng

- Người nhóm trưởng đã phát huy vai trò của bản thân hay chưa

- Khen thưởng, kỷ luật phù hợp để khuyến khích các thành viên phát triển tốt hơn

Mình biết rằng hoạt động nhóm chưa bao giờ là đơn giản. Những điều trên được mình đúc kết từ những kinh nghiệm cá nhân, mong rằng sẽ giúp ích cho các cậu trong tương lai.

#phattrienbanthan #GrowWithLemon8 #teamwork #hieuqua #lamviecnhom #tips